Orient Mako và Orient Ray – Hai huyền thoại sống

Nhắc đến sự thành công của ORIENT, không thể phủ nhận công lao to lớn của dòng đồng hồ Diving mà tiêu biểu là hai đại diện Orient Mako và Orient Ray. Có thể nói 2 dòng đồng hồ này đã mang đến nguồn lợi nhuận không hề nhỏ cho hãng tại thị trường đồng hồ thế giới. Với thiết kế mạnh mẽ và cứng cáp, khả năng chống nước tuyệt vời, Orient Mako/Ray nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dùng, đặc biệt là giới chơi đồng hồ chính hãng

Orient-Mako-Orient-Ray

Đồng hồ Orient Ray (trái) và Orient Mako (phải)

Lịch sử ra đời của Orient Mako và Orient Ray            

Orient Mako

Năm 2004, dòng đồng hồ lặn Orient Mako ra đời với mục đích khôi phục lại sự thành công của hai dòng đồng hồ lặn trứ danh của Orient là Sea King (Orient Diver SK) và King Diver. Và rồi Orient Mako đã gặt hái được nhiều thành công ngoài mong đợi. Đó là cột mốc lịch sử đánh dấu sự kế thừa hoàn mỹ cũng như sự cải tiến vượt bậc trong dòng đồng hồ lặn máy cơ của Orient.

Orient Mako có thể lặn ở độ sâu 200m, vòng bezel xoay 1 chiều với 60 nấc. Orient còn hào phóng bổ sung cho con cưng của mình chức năng Lịch Ngày và Lịch Thứ. Vỏ và dây được làm bằng thép không gỉ 316L. Trái tim của  đồng hồ là bộ máy cơ tự động 46943 được lắp ráp thủ công bởi những nghệ nhân đồng hồ người Nhật.

Hoàn hảo là thế, cao cấp là thế tuy nhiên tất cả chỉ được gói gọn trong mức giá khoảng 200 USD. Một mức giá không tưởng cho một siêu phẩm đủ sức sánh ngang với những bậc tiền bối như Rolex Submariner, Omega Seamaster đã từ lâu “thống trị biển cả” nhưng với giá đắt gấp 30-40 lần.

Không bao lâu kể từ ngày đầu ra mắt, Orient Mako đã khiến thị trường đồng hồ lặn chấn động bởi doanh thu kỉ lục. Dòng sản phẩm này ban đầu chưa có tên mà chỉ được gọi bằng mã sản phẩm nhưng vì sức hấp dẫn mạnh mẽ của nó, người ta đã đặt tên cho mẫu đồng hồ này là MAKO dựa theo tên của một loại cá mập.

Orient Ray

Tiếp nối thành công của Orient Mako, năm 2009, Orient tiếp tục cho ra đời một mẫu đồng hồ lặn mới dựa trên Mako đó là Orient Dolphin (cá heo). Cùng chung một ngôn ngữ thiết kế nhưng Orient Dolphin thanh mảnh, nhẹ nhàng hơn, bề mặt bezel cũng to hơn. Mẫu thiết kế này chính là tiền thân của Orient Ray ngày nay.

Đến năm 2010, Đồng hồ Orient Ray (cá đuối) chính thức được công bố. Vẫn là thiết kế kinh điển của các mẫu đồng hồ Diving nhưng lần này các chi tiết bề ngoài được làm cầu kỳ hơn, tinh tế hơn. Ngoài ra không có bất kì thay đổi nào về bộ máy bên trong, các chức năng, núm chỉnh, chất liệu cũng như khả năng chống nước 200m.

Sự khác nhau giữa Orient Mako và Orient Ray

Có thể nói, Orient Mako và Orient Ray thực chất là “Bình Mới Rượu Cũ” nhưng vẫn khiến cho bao nhiêu là tín đồ đồng hồ tranh cãi xem sản phẩm nào tốt hơn, đẹp hơn, đáng mua hơn. Thoạt nhìn qua, người không sành về đồng hồ rất dễ nhầm lẫn giữa hai dòng sản phẩm này bởi chúng có quá nhiều nét tương đồng. Tuy nhiên, nếu để ý kĩ, bạn có thể dễ dàng phân biệt chúng bởi những đặc điểm sau:

  • Vòng bezel: Vòng bezel của Orient Ray có vạch và số lớn hơn so với Orient Mako. Thêm nữa vòng bezel của Ray chỉ có màu xanh và màu đen, còn của Mako có thêm bản Pepsi hai màu xanh đỏ rất bắt mắt.

  • Cọc số: Cọc số của Ray là chấm tròn lớn còn của Orient Mako là vạch kẻ lớn.

  • Kim: Bộ kim Mako mỏng và nhẹ hơn so với của Ray.

  • Dây kim loại: Nếu như dây của Mako được đánh nhám hoàn toàn thì dây của Ray lại được đánh bóng hai đường chỉ dọc theo chiều dài dây.

Những phiên bản đặc biệt của Orient Mako và Orient Ray

Orient Mako USA      

Vào năm 2014, trước tình cảm đặc biệt mà người Mỹ dành cho phiên bản đồng hồ Mako đầu tiên, công ty Orient Watch USA trụ sở đặt tại Hoa Kì đã quyết định nâng cấp mẫu đồng hồ này dựa trên một cuộc khảo sát đã được mở ra tại diễn đàn Reddit/r/Watches.

Orient-Mako-Orient-Ray

Ba phiên bản đồng hồ Orient Mako USA

Không lâu sau đó, Orient Mako USA được ra mắt và ngay lập tức tạo nên cơn sốt. Chiếc đồng hồ này đáp ứng được những nhu cầu mà người tiêu dùng mong muốn nhất, đó là mặt kính sapphire chống trầy, lớp dạ quang sáng hơn, vòng bezel 120 nấc xoay một chiều (thay vì 60 nấc như trước), dây đeo được thiết kế nguyên khối. Phiên bản màu trắng với tên gọi riêng là Mako Shark White (cá mập trắng) được bổ sung thêm với hai màu truyền thống là xanh và đen.

Orient Mako II và Orient Ray II

Nếu như các phiên bản đồng hồ lặn Orient Mako và Orient Ray trước đây đều được trang bị bộ máy cơ tự động 46943 có tuổi thọ lên tới 40 năm thì với Orient Mako II và Orient Ray II mọi thứ đều đã được cải tiến, hàng loạt các chức năng được bổ sung để mang đến sự thoải mái hơn nữa cho người dùng. Đây là thực sự là một cuộc đại cách tân đối với dòng đồng hồ Diving của hãng.

Nhận thấy loại máy 46943 đã có phần lỗi thời, sau nhiều năm nghiên cứu, vào năm 2016, đội ngũ chuyên gia của Orient đã cho ra đời một bộ máy hoàn toàn mới với tên gọi F6922.  Bộ máy này vẫn giữ được những tính năng ưu việt như hoạt động chính xác, độ bền cao, ngoài ra còn được bổ sung thêm nhiều tính năng tiên tiến: như khả năng lên cót tay, tính năng Hacking Seconds: đảm bảo đồng hồ có thể chỉnh thời gian chính xác đến từng giây mà không phải canh thời gian chuẩn.

Orient-Mako-Orient-Ray

Bộ máy F6922 của Orient

Sau khi xây dựng và đưa vào thử nghiệm thành công bộ máy F6922, đến tháng 4/2016 thì hai phiên bản Orient Mako II và Orient Ray II chính thức ra mắt.

Trên đây là cái nhìn chi tiết về hai chiếc đồng hồ đã làm nên niềm tự hào của đồng hồ Nhật Bản nói riêng và của đồng hồ Á Đông nói chung. Còn bạn, bạn đã chọn được cho mình chiếc đồng hồ ưng ý chưa ?

Đánh giá sao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *