BÍ MẬT ĐẰNG SAU NHỮNG KÍ HIỆU TRÊN ĐỒNG HỒ ĐEO TAY

Trong thế giới đồng hồ có rất nhiều các kí hiệu, nhưng hôm nay WatchTime chỉ xin định nghĩa những kí hiệu phổ biến nhất, mong rằng bài viết này sẽ trở thành một cuốn từ điển nho nhỏ cho tất cả những ai yêu đồng hồ.

   1.Chất liệu và màu sắc

    AR: tên đầy đủ là Antireflective Coating có nghĩa là lớp phủ chống phản chiếu, thường thấy trên đồng hồ cao cấp.

    GF: tên đầy đủ là Gold Filled. Đồng hồ có kí hiệu này tức là dùng vàng thật (18K) mạ phụ bên ngoài lớp vỏ của dây, vỏ hay các chi tiết khác của đồng hồ, trọng lượng vàng dùng tối thiểu bằng 5% trọng lượng của lớp lõi.

   GP: tên đầy đủ là Gold Plated, dùng trên đồng hồ được mạ một lớp vàng mỏng bên ngoài (mỏng hơn nhiều so với GF).

   PVD: tên đầy đủ là Physical Vapor Deposition, ghi trên đồng hồ được mạ theo công nghệ làm bay hơi kim loại và phủ trên bề mặt lớp vỏ ở nhiệt độ cao mang đến độ bóng sáng, bao phủ đồng đều và bóng dính chặt. Đây là công nghệ được đông đảo các nhà sản xuất ưa chuộng và chúng ta có thể gặp kí hiệu này ở rất nhiều thiết kế đồng hồ từ vô vàn hãng danh tiếng.

  Pt: tên đầy đủ là Platinum nghĩa là bạch kim. Đồng hồ sử dụng Pt sẽ có tỉ lệ sử dụng bạch kim là 950/1000 bạch kim kết hợp với 50/1000 hợp kim.

  Pepsi: tên đầy đủ là Blue and Red Bezel mang ý nghĩa biểu trưng cho màu niềng giống thương hiệu Pepsi (đỏ và xanh dương)

  RG: tên đầy đủ là Rose Gold có nghĩa là vàng hồng, một trong số những chất liệu quý dùng trong chế tác đồng hồ. SS: tên đầy đủ là Stainless Steel nghĩa là chất liệu thép không gỉ 316L.

  Tt: tên đầy đủ là Titanium hay còn gọi là kim loại Titan dùng để chỉ những đồng hồ có vỏ làm bằng Titan.

  TT: tên đầy đủ là Two Tone hay Denim – Đờ mi chỉ màu sắc trên đồng hồ: màu vàng và màu bạc.

  WG: tên đầy đủ là White Gold chỉ hợp kim vàng có màu trắng bạc hay còn gọi là vàng trắng.

  YG: Yellow Gold là loại vàng phổ biến nhất, có màu nhạt hơn vàng nguyên chất 24K

 2. Chức năng

   ATM (Đơn vị đo lường áp lực): Thường được dùng để chỉ độ sâu mà một chiếc đồng hồ có thể chịu được và không bị vô nước. (1ATM = 1BAR = 10m = 33.3ft).

  AC – Annual Calendar (Lịch năm): Đồng hồ hiển thị thứ, ngày, tháng và năm, điều chỉnh tự động theo tháng ngắn hay dài. Lịch này chỉ cần thiết lập một lần trong một năm, từ cuối tháng 2 đến đầu tháng.

  Cal – Calibre (Đặc tính riêng của mỗi máy đồng hồ): Trước đây được sử dụng để chỉ khoảng cách chuyển động của đồng hồ, ngày nay thuật ngữ này dùng để chỉ đặc tính riêng biệt của mỗi loại máy đồng hồ;đi sau chữ Calibre là những số để chỉ cụ thể loại máy nào, và đi trước thường là tên của thương hiệu.

  Chronograph (Thiết bị đo thời gian): Đồng hồ hay các thiết bị khác có hai hệ thống thời gian độc lập: một cho biết thời gian trong ngày và một đo khoảng thời gian. Thiết bị tính giây, phút, và cả giờ có thể bắt đầu và dừng lại theo ý muốn.

  Chronometer (Đồng hồ đo thời gian chuẩn): Đồng hồ đã qua một loạt các kiểm tra chính xác do một viện chính thức tiến hành dưới những điều kiện khác nhau.

  Crystal (kính): Kính của đồng hồ, tác dụng bảo vệ mặt số và kim (thử tưởng tượng đồng hồ không có kính thì thế nào nhỉ…?). Kính có nhiều loại mức độ từ thấp đến cao: Nhựa, mi-ca, kính tự nhiên, kính saphire hay còn gọi kính chống xước, kính lúp, kính phản quang. 

 Shock Absorber (Bộ giảm sóc): Là một bộ đỡ đàn hồi ở trong đồng hồ, hấp thụ toàn bộ sóc nhờ hệ thống cân bằng và do đó bảo vệ trục không bị hỏng.

 Stainless Steel (Thép không gỉ): Có nhiều loại thép không gỉ nhưng thường chứa crôm với tỉ lệ cao. Thép không gỉ chống lại sự ăn mòn của axit hữu cơ, các axit khoáng chất yếu và sự ôxi hóa của không khí.

Đánh giá sao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *